HLV Kim Sang-sik và Shin Tae-yong: Anh em chung lưng đấu cật và nghi án oan
Chiều nay 25.2, TS Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đã ký ban hành công văn gửi Sở Y tế tỉnh Cà Mau về xử lý sự cố y khoa nghiêm trọng tại Bệnh viện Sản nhi Cà Mau, theo chỉ đạo khẩn của Bộ trưởng Bộ Y tế.Trước đó, ngày 24.2, một số phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải bài viết Bé trai 1 ngày tuổi bị sốc phản vệ rồi tử vong sau khi tiêm thuốc dự phòng giang mai tại Bệnh viện Sản nhi Cà Mau. Với sự cố nêu trên, Cục Quản lý khám, chữa bệnh nhận định, đây là tai biến y khoa. Vì vậy, đề nghị bệnh viện thực hiện các quy định chuyên môn của luật Khám bệnh, chữa bệnh để kết luận, xác định người hành nghề có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật, làm cơ sở để giải quyết tranh chấp (nếu có).Lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh cũng đề nghị Sở Y tế Cà Mau, Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Cà Mau liên hệ, tổ chức gặp gỡ động viên, chia sẻ đối với gia đình người bệnh; phối hợp với cơ quan bảo hiểm và các đơn vị liên quan có phương án giải quyết hợp tình, hợp lý nhằm bảo đảm quyền lợi cho người bệnh cũng như người hành nghề và bệnh viện. Đồng thời, khẩn trương thành lập hội đồng chuyên môn rà soát tất cả các quy trình kỹ thuật chuyên môn, quy trình chăm sóc đã thực hiện trên người bệnh từ lúc nhập viện đến khi xảy ra tai biến gây tử vong, đặc biệt trong chẩn đoán xác định và chỉ định điều trị giang mai bẩm sinh theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh giang mai đã được Bộ Y tế ban hành. Lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị sở y tế, bệnh viện rút kinh nghiệm sâu sắc, rà soát, củng cố, thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế về hoạt động cải tiến chất lượng, an toàn người bệnh và phòng ngừa sự cố y khoa. Sở Y tế Cà Mau cần khẩn trương triển khai các nội dung trên và cập nhật báo cáo đầy đủ và kết luận của hội đồng chuyên môn về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trước ngày 28.2.Hòa giải nhanh, thân thiện sớm
Dù đoạt danh hiệu đầu tiên cùng đội tuyển Việt Nam, nhưng AFF Cup 2024 không phải giải đấu đáng nhớ với cá nhân Nguyễn Filip. Thủ môn sinh năm 1992 chỉ bắt 2 trận gặp Indonesia (thắng 1-0) và Philippines (hòa 1-1). Ở 6 trận còn lại của đội tuyển Việt Nam, người trấn giữ cầu môn là Nguyễn Đình Triệu.Thủ môn Đình Triệu đã đáp lại niềm tin của HLV Kim Sang-sik. Anh chơi tròn vai ở các trận bán kết và chung kết, sau cùng đoạt danh hiệu thủ môn xuất sắc nhất giải. Đình Triệu cứu thua tốt, chọn vị trí ổn định. Dù còn một số tình huống xử lý chưa an toàn, song nhìn chung, đây vẫn là màn trình diễn đủ để góp sức cho thành công của đội tuyển Việt Nam. So với Đình Triệu, Nguyễn Filip trội hơn về đẳng cấp và kinh nghiệm thi đấu. Tuy nhiên trong bóng đá, giỏi hơn chưa chắc bằng phù hợp hơn. HLV Kim Sang-sik đã lý giải, Đình Triệu nhỉnh hơn ở khâu giao tiếp với đồng đội và hô khẩu lệnh trong thi đấu. Với lối chơi thiên về phòng ngự (đòi hỏi tần suất giao tiếp và hô hào của thủ môn nhiều hơn), đồng thời không đặt nặng khâu kiểm soát bóng ở hàng thủ (tức là không cần một thủ môn chơi chân xuất sắc, mà nên thi đấu an toàn), ông Kim và trợ lý Lee Woon-jae đã thống nhất Đình Triệu là giải pháp hợp lý. Ít nhất, là với bối cảnh của AFF Cup 2024. Đồng thời khi Đình Triệu vẫn đang vừa hay vừa hợp vận với đà thắng của đội, rất ít HLV lựa chọn thay đổi thủ môn. Phân tích vậy để rút ra hai kết luận. Trước tiên, Đình Triệu xứng đáng được công nhận đẳng cấp sau những nỗ lực bền bỉ. Anh có sự lì lợm, gai góc và "máu chiến" cần có của một chiến binh. Để trở lại đội tuyển dù đã bỏ bóng đá nhiều năm chẳng phải chuyện đơn giản. Người gác đền của Hải Phòng là đối thủ mà Nguyễn Filip hay Đặng Văn Lâm phải vượt qua nếu muốn chiếm lại vị trí số một.Mặt khác, Đình Triệu hay và phù hợp với AFF Cup 2024. Nhưng, không có nghĩa thủ môn này được mặc định suất bắt chính ở mọi giải đấu. Bởi như đã nói, Đình Triệu được tin dùng vì hợp lối chơi và bối cảnh của đội tuyển Việt Nam ở AFF Cup. Tuy nhiên ở bối cảnh khác, với đòi hỏi lối chơi có thể thay đổi theo thời gian, cánh cửa để Nguyễn Filip trở lại vẫn còn. Từng có giai đoạn, Nguyễn Filip khép mình. Thủ môn sinh năm 1992 chia sẻ với Báo Thanh Niên rằng đâu đó trong khâu giao tiếp với đồng đội, anh vẫn có sự tự ti bởi "mình nói chưa chắc họ hiểu, còn họ nói thì chắc mình không hiểu rồi". Dù những khẩu lệnh như tiến, lùi, trái, phải, ập vào, lên... được cựu thủ môn Slovan Liberec đọc tương đối thành thạo, nhưng bóng đá không chỉ là câu chuyện của khẩu lệnh trên sân. Ở một số trận tại V-League, Nguyễn Filip rơi vào tình trạng hô... nhầm tên đồng đội. Giao tiếp thông thường là một chuyện, tư duy ngôn ngữ ra sao trong trận đấu với tiết tấu nhanh, áp lực lớn cùng sự ồn ào đặc trưng (vốn nặng nề hơn nhiều ở cấp đội tuyển so với V-League) vẫn là bức tường ngăn cách mà cho tới hôm nay, Nguyễn Filip đang tìm cách vượt qua. Anh cùng vợ (Aneta Nguyễn) vẫn học tiếng Việt 3 buổi 1 tuần và đến nay, vốn tiếng Việt của Filip đã cải thiện, nhưng vẫn cần tốt hơn. Nếu vượt qua rào cản giao tiếp, Nguyễn Filip vẫn là thủ môn đẳng cấp. Theo thống kê của SportBase, Nguyễn Filip có tỷ lệ cứu thua 77% (cao thứ ba), chuyền chuẩn xác 88% (đồng hạng nhất với Văn Phong, Đình Triệu, Minh Toàn), số bàn thua thấp nhất và số phút thi đấu cao thứ hai. Dựa trên thang đo về sự toàn năng của thủ môn, màn thể hiện của Filip được chấm cao nhất.2 năm sau khi về nước, Nguyễn Filip vẫn giữ phom người ổn định, tần suất vận động (thông qua buổi tập trên sân và tập gym) cùng chế độ dinh dưỡng đều ở chuẩn châu Âu. Filip cùng Văn Lâm là những thủ thành Việt kiều hiếm hoi luôn duy trì tiêu chuẩn sinh hoạt và tập luyện chuẩn mực. Cùng với thái độ chừng mực dù ngồi dự bị tại AFF Cup 2024, Filip có nền tảng tốt để bật trở lại trong năm 2025. Còn nguyên đẳng cấp cao với 8 năm thi đấu ở châu Âu, cùng với vốn giao tiếp và sự cầu tiến, Nguyễn Filip đã sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh mới mẻ.
Tạo quỹ đất sạch bán cho doanh nghiệp
Theo WCCF Tech, mặc dù mạng xã hội video ngắn TikTok đã quay trở lại hoạt động tại Mỹ, nhưng trong những thời điểm ban đầu ngừng hoạt động, giới trẻ Mỹ rơi vào trạng thái hoang mang và thất vọng, sau đó đã có những động thái gây bất ngờ.Theo đó, các trung tâm tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp 911 trên khắp nước Mỹ cho biết họ đã nhận được một lượng lớn cuộc gọi từ trẻ em và thanh thiếu niên kể từ khi TikTok bị gỡ bỏ khỏi các kho ứng dụng. Thay vì báo cáo các sự cố khẩn cấp, những cuộc gọi này chủ yếu xoay quanh việc bày tỏ sự tiếc nuối, lo lắng về việc mất kết nối với bạn bè và những người sáng tạo nội dung yêu thích trên TikTok."TikTok không chỉ là một ứng dụng, nó là cả một cộng đồng", một thiếu niên chia sẻ với nhân viên 911 trong tiếng nấc nghẹn, "Em không biết phải làm gì nếu không có TikTok".Sự việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ phụ thuộc của giới trẻ vào mạng xã hội, đồng thời đặt ra câu hỏi về hiệu quả của việc giáo dục sử dụng internet an toàn và có trách nhiệm. Việc lạm dụng đường dây nóng 911 không chỉ gây lãng phí nguồn lực mà còn có thể cản trở việc tiếp nhận và xử lý các tình huống khẩn cấp thực sự.Trong khi đó, các chuyên gia tâm lý khuyến cáo cha mẹ cần quan tâm và trò chuyện với con cái về tác động của việc sử dụng mạng xã hội quá mức, đồng thời hướng dẫn các em tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh thay vì dựa dẫm vào thế giới ảo.Mặc dù Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi 'Cứu lấy TikTok!' bằng cách gia hạn 90 ngày cho ứng dụng, nhưng tương lai của nền tảng video ngắn này tại Mỹ hiện vẫn còn khó đoán.
Ngày 26.3, tại hồ sinh thái Đống Đa (TP.Quy Nhơn, Bình Định), Sở VH-TT tỉnh Bình Định tổ chức giải đua thuyền truyền thống tỉnh Bình Định mở rộng lần thứ 1 năm 2024.